Để dễ dàng hơn trong công cuộc đánh giá chất lượng và quản lý hàng hóa người ta đã cho ra đời Barcode. Mã barcode là gì? Các loại barcode và ứng dụng của chúng trong đời sống là gì? Nguyên nhân vì sao các nhà sản xuất, kinh doanh, kho bãi lại ưa chuộng phương thức lưu trữ dữ liệu này? Câu sẽ trả lời sẽ được tìm thấy qua một số thông tin dưới đây.
Barcode là gì?
Barcode hay còn gọi là mã vạch, gồm những đường trắng đen song song có kích thước khác nhau thường xuất hiện trên hàng hóa. Thông qua thiết bị chuyên dụng như máy quét hay máy đọc mã vạch người ta có thể nắm được thông tin có sản phẩm nhờ mã này.
Lịch sử hình thành mã vạch
Ý tưởng về mã vạch được bắt đầu bởi hai sinh viên tại Đại học Drexel, Norman Joseph Woodland và Bernard Silver. Họ đã nghĩ ra phương thức này khi thấy chủ tịch của một công ty thực phẩm đang nghiền ngẫm về vấn đề tự động hóa quy trình của công ty mình.
Joseph và Silver đầu tiên đã sử dụng mã Morse để in. Sau đó, do xuất hiện các hạn chế nên đã chuyển sang mã vạch ở dạng “chấm đen” với các vòng tròn đồng tâm. Mãi đến năm 1952, cặp đôi này mới nhận được bằng sáng chế của Hoa Kỳ về hạng mục thiết bị và phương pháp phân loại.
Các bộ phận cấu thành nên Barcode
Các bộ phận chính của mã barcode là gì:
- Các vạch đen hoặc chấm đen và khoảng trống.
- Những con số hoặc các biểu tượng tạo nên dữ liệu và ý nghĩa cho mã vạch.
- Phần lề thường có độ rộng khoảng 2,5 mm.
- Ký tự đầu và cuối của phần dữ liệu, có thể thay đổi tùy thuộc vào từng loại mã vạch khác nhau.
- Cuối cùng là một con số dùng để kiểm tra dữ liệu mã hóa.
Có bao nhiêu loại Barcode
Trong thực tế thì barcode được chia phần khá nhiều loại với mục đích quản lý khác nhau. Tuy nhiên để thuận tiện khi sử dụng người ta sẽ chia chúng thành hai dạng.
Mã vạch 1D
Xuất hiện trước và đến thời điểm hiện tại vẫn phổ biến. Đây là dạng mã vạch với các đường thẳng song song có hai màu đen và trắng với độ rộng khác nhau. Người ta sẽ mã hóa dữ liệu theo chiều duy nhất là chiều ngang (rộng) nên dạng này được gọi là mã vạch 1D.
Hiện tại mã vạch này rất thường xuất hiện trên hàng hóa đặc biệt là tại các siêu thị hệ thống bán lẻ. Trong mã vạch 1D mày còn được chia thành một số mẫu:
- Mẫu UPC: sử dụng để kiểm soát hàng hóa trong cửa hàng siêu thị.
- Code 39: dùng để kiểm soát hàng hóa, nhân dạng và vận chuyển.
- POSTNET: hệ thống bưu chính ở Mỹ dùng để mở khóa zip code.
- Bookland: là dạng mã hóa tiêu chuẩn quốc tế dùng các loại sách.
- Code 128: đây là dạng rút gọn của Code 39, hiện tại đang được sử dụng rất nhiều.
- Interleaved 2 of 5: là mã vạch chủ yếu sử dụng trong bệnh viện và quản lý kho bãi.
- Codabar: dùng cho ngân hàng máu và thư viện.
Mã vạch 2D
Khác với mã vạch 1D, mã vạch 2D sẽ được mã hóa hai chiều. Các dữ liệu sắp xếp thành một ma trận với các ô vuông lớn nhỏ và những khoảng trống. Bởi được sắp xếp theo cả chiều ngang và chiều dòng nên dạng barcode này lưu trữ được nhiều thông tin hơn.
Với khả năng chứa được ít nhất 2.000 ký tự mã vạch 2D hướng người dùng đến các trang web hoặc theo dõi theo thông tin thanh toán trực tuyến, thông tin sản phẩm. Những mẫu cơ bản của mã barcode là gì:
- PDF417: thường thấy trên vé hoặc thẻ máy bay.
- Maxicode: chủ yếu được United Parcel Service dùng để mã hóa thông điệp.
- Data Matrix: có kích thước siêu nhỏ, có tác dụng phân biệt và kiểm soát những vật dụng có kích thước nhỏ trong y tế hoặc điện tử.
- QR code: dạng mã này khá phổ biến được sử dụng để truy cập website hoặc hiển thị thông tin bằng cách quét trên điện thoại.
Hướng dẫn cách đọc, quét mã vạch đơn giản ai cũng làm được
Có hai cách đọc mã vạch cơ bản
Phương pháp thủ công
Dựa vào cách thông tin trên mã để đọc. Trong đó:
- Mã quốc gia: gồm 3 chữ số đầu trong mã vạch.
- Mã doanh nghiệp: gồm từ 4 đến 6 chữ số tiếp theo. Mã này sẽ được cấp bởi tổ chức mã số thực phẩm quốc gia.
- Mở mặt hàng: từ 3 cho đến 5 chữ số tiếp theo. Được nhà sản xuất quy định và là duy nhất đối với từng hàng.
- Số cuối cùng: dùng để kiểm tra tính đúng đắn của 12 con số trước đó.
Phương thứ hai là dùng các ứng dụng đọc mã vạch.
Bạn có thể tìm kiếm và tải trong cửa hàng CH play hoặc app store.
Công cụ tạo mã vạch Barcode online miễn phí
Bằng cách sử dụng các công cụ tạo mã vạch online bạn sẽ tiết kiệm được khá nhiều thời gian và công sức khi quản lý hàng hóa. Hãy thử tạo barcode thông qua những công cụ phổ biến sau.
Công cụ Barcodesinc
Sử dụng khá đơn giản chỉ cần nhập thông tin mã vạch cần thiết và bấm chuyển đổi là bạn đã có được mã quản lý cho hàng hoá mà mình mong muốn.
Công cụ tạo mã vạch iCheck Scanner
ICheck Scanner cung cấp cho người dùng nhiều loại mã vạch khác nhau. Giao diện thân thiện dễ sử dụng nên rất được ưa chuộng.
Công cụ tạo mã vạch Online Barcode Generator
Cũng cho phép người sử dụng tạo ra được nhiều loại barcode. Không chỉ vậy bạn còn có thể thiết lập các thông số cho hình ảnh mã vạch như mong muốn.
Các loại barcode được sử dụng phổ biến nhất hiện nay
Trong số các mã vạch 1D kể trên thì có ba loại phổ biến nhất.
UPC (Universal Product Code)
Dạng mã hóa này xuất hiện vào năm 1973 trong năm thực phẩm. Nó gồm dãy có 12 ký số được chia thành hai phần một phần dành cho máy đọc và một phần có thể đọc bằng mắt thường.
UPC sử dụng để kiểm tra hàng hóa tại các điểm bán cố định như doanh nghiệp bán lẻ, các siêu thị, cửa hàng tiện lợi, … Nó được chia thành hai loại: mã hóa 12 chữ số (phiên bản chuẩn) và mã hóa 6 chữ số.
Code 39
Đây gần như là phiên bản nâng cấp của hai dạng barcode kể trên. Code 39 sẽ có không gian lưu trữ lớn hơn khối lượng thông tin nhiều hơn. Hiện tại cũng dùng cho thị trường bán lẻ cũng như sản xuất.
EAN (European Article Number)
Để sử dụng được loại mã vạch này thì doanh nghiệp của bạn cần phải là thành viên của tổ chức mã số mã vạch Việt Nam và đã được cấp mã số doanh nghiệp. Ứng dụng của mã barcode là gì? EAN cũng được sử dụng trong ngành bán lẻ, siêu thị và hàng tiêu dùng. Vì được quản lý bởi tổ chức trên nên mức độ uy tín khi sử dụng dạng mã vạch này cho sản phẩm là rất cao.
EAN cũng được chia làm hai loại EAN-8 và EAN-13.
Ứng dụng Barcode trong đời sống
Barcode ra đời và giúp ích rất nhiều trong công việc quản lý hàng hóa. Ngoài các hoạt động mua bán kể trên thì loại mã này cũng bị sử dụng trong quản lý kho. Chính những thông tin lưu trữ trên mã vạch mà người ta có thể theo dõi chính xác khả năng tiêu thụ hoặc tồn kho của từng sản phẩm. Từ đó dễ dàng có được những báo cáo cần thiết cho quá trình hoạt động của doanh nghiệp.
Hiện tại thì để quản lý hàng hóa tại kho, các mã vạch này được đánh theo lô loại sản phẩm và có số tự tăng dần cho các sản phẩm cùng loại. Phương thức này được cho là khá cầu kỳ nhưng cho hiệu quả quản lý cao. Người ta có thể đơn giản hóa mã vạch bằng những phần mềm quản lý kho.
Như bạn đã biết được mã barcode là gì và sự cần thiết của nó với doanh nghiệp. Đầu tư hệ thống quản lý dạng này sẽ tiết kiệm được khá nhiều thời gian, tiền bạc và cả nhân lực. Hi vọng những chia sẻ trên có thể giúp bạn ứng dụng mã vạch một cách hợp lý cho hàng hoá của mình.
Bài viết liên quan: Mã SKU là gì? Cách tạo và tra mã SKU nhanh nhất
Ban biên tập: Kệ Sắt Hòa Mỹ
sắp xếp hàng hóa lên pallet tối ưu hiệu quả
Với bí quyết sắp xếp hàng hóa lên pallet hiệu quả, bạn không chỉ tối [...]
Lắp đặt Kệ trung tải 4 tầng tại Tây Ninh
Chuyên cung cấp dịch vụ lắp đặt kệ trung tải 4 tầng tại Tây Ninh. [...]
Lắp đặt Kệ Kho Hàng Chứa Vải Cuộn tại Thủ Đức TPHCM
Với đội ngũ kỹ thuật viên giàu kinh nghiệm, chúng tôi tự tin cung cấp [...]
Lắp đặt Kệ Kho Hàng cho Công ty Toàn Á tại Bình Tân
Tóm tắt nội dungBarcode là gì?Lịch sử hình thành mã vạchCác bộ phận cấu thành [...]
Lắp Đặt Kệ Selective 3 Tầng Tại Bình Tân Cho Công Ty ACCP
Tóm tắt nội dungBarcode là gì?Lịch sử hình thành mã vạchCác bộ phận cấu thành [...]
Kệ Sắt Tại Vũng Tàu
Tóm tắt nội dungBarcode là gì?Lịch sử hình thành mã vạchCác bộ phận cấu thành [...]