Ứng dụng công nghệ RFID trong quản lý kho hàng

RFID là một trong những công nghệ được ứng dụng phổ biến trong quản lý kho, sản xuất và hậu cần. Tuy nhiên khái niệm về RFID vẫn còn khá mơ hồ đối với nhiều người. Trong bài viết hôm nay, Kệ Sắt Hòa Mỹ sẽ giúp bạn hiểu rõ công nghệ RFID là gì và tất tần tật những thông tin xoay quanh công nghệ này.

RFID là gì? Cải thiện hiệu quả kho hàng với RFID

RFID là tên viết tắt của Radio Frequency Identification. Nó được biết đến là một công nghệ nhận dạng đối tượng thông qua tần số vô tuyến. RFID nhận diện những đối tượng bằng một hệ thống thu và phát tần sóng radio.

RFID là gì?

Bằng cơ chế này, RFID hỗ trợ nhận và truyền thông tin từ điểm này đến điểm khác. Nhờ đó mà hệ thống này có khả năng theo dõi, quản lý hoặc ghi chép từng đối tượng cụ thể.

Các thành phần của hệ thống RFID

Hệ thống RFID hoàn chỉnh bao gồm nhiều thành phần. Những thành phần này có thể tương tác qua lại để mang đến thông tin chính xác và gần như tức thì. Cụ thể đó là những thành phần sau:

  • Thẻ RFID: Thành phần này được mã hóa với thông tin độc nhất. Có hai phương pháp hiện tại có thể phân loại thẻ RFID. Nếu chia theo tấn số, sẽ bao gồm các loại HF, LF và UHF. Nếu chia theo hình thức giao tiếp sẽ gồm các loại thẻ bán thụ động, thụ động và chủ động.
  • Đầu đọc: Là thành phần được tạo ra từ một hoặc hai ăng ten trở lên. Những ăng ten này có thể phát ra tần sóng vô tuyến và nhận về dữ liệu từ thẻ đọc. Nhờ đó mà đầu đọc thẻ gửi được dữ liệu dưới dạng mã hóa đến mạng máy tính của người dùng.
  • Ăng ten RFID: Thành phần có chức năng phát tần sóng và nhận dữ liệu.
  • Máy chủ RFID: Là nơi mà hệ thống phần mềm và máy chủ tương tác với hệ thống đã được thiết lập để xử lý dữ liệu lấy được từ đối tượng.
  • Máy in RFID: Là thiết bị mã hóa và in trên dữ liệu từ thẻ RFID.
  • Phần mềm hệ thống RFID: Những phần mềm hỗ trợ có thể được tích hợp trong hệ thống RFID như phần mềm PLM, ERP, SCM, MES… Các phần mềm này có thể được dùng để giúp cho việc đưa ra những quyết định kinh doanh đúng đắn và hiệu quả.

Hệ thống RFID hoạt động như thế nào?

Nguyên lý hoạt động của hệ thống RFID không quá phức tạp. Trước tiên, đầu đọc RFID sẽ được thiết lập một chỗ cố định để phát sóng vô tuyến tại một tần số cụ thể nhằm nhận diện những thiết bị phát.

Hệ thống RFID hoạt động như thế nào?

Sau khi RFID phát đi vào khu vực sóng vô tuyến điện được tạo ra bởi đầu đọc thì nó sẽ nhận về sóng điện tử. Tiếp tục phát lại mã số cho đầu đọc và qua đó mà đầu đọc nhận diện được thiết bị phát nào đang ở trong khu vực hoạt động.

Tìm hiểu thêm: Nhà kho thông minh giải pháp tối ưu toàn diện

Các khoảng cách đọc chuẩn của RFID và dải tần hoạt động

Tùy thuộc vào một vài yêu cầu và những thông số nhất định dựa trên thẻ Passive Tag hay thẻ Active mà khoảng cách đọc của đầu đọc sẽ khác nhau. Phần lớn, khoảng cách đọc của thẻ sẽ ở mức dưới 3 feet, dựa vào dải tần số của đầu đọc.

Ngoài ra, công nghệ RFID dùng dài tần UHF sẽ cho khoảng cách lớn hơn, tùy thuộc vào từng ứng dụng. Dưới đây là các tần số RFID chuẩn và phổ biến:

Tên tần sốThông số cụ thể
Low frequency – Tần số thấp120 – 125 (kHz)
High frequency – Tần số cao13.56 (MHz)
Ultra High frequency – Sóng cao tần868 – 928 (MHz)
Microwave – Sóng siêu vi2.45 – 5.8 (GHz)

Ưu & nhược điểm của RFID trong nhà kho và hậu cần

Dưới đây là những đánh giá cụ thể về công nghệ RFID được ứng dụng trong nhà kho và hậu cần. Tham khảo những đánh giá này để cân nhắc có nên chọn RFID cho hoạt động kinh doanh của mình không:

Ưu điểm

  • Công nghệ RFID cho phép theo dõi, giám sát các tài sản đáng tin cậy và nhanh chóng mà không cần đếm riêng lẻ từng mục.
  • Công nghệ RFID có khả năng theo dõi tự động quá trình di chuyển của sản phẩm và đưa dữ liệu di chuyển lên hệ thống quản lý của doanh nghiệp. Nhờ đó mà những nhiệm vụ liên quan đến việc báo cáo sẽ được tự động hóa.
  • RFID tránh được những sự cố như trùng lặp, sai sót hoặc sao chép dữ liệu bởi thông tin được thu và ghi chép dưới dạng mã hóa.
  • Hệ thống RFID cho phép các công ty kiểm tra khi nào thiết bị đến hạn hoặc cần được kiểm tra, bảo trì và hạn chế sử dụng chúng nếu không đáp ứng một số điều kiện nhất định.
  • Công nghệ RFID cho phép các doanh nghiệp kiểm tra lúc nào phương tiện và thiết bị đến thời điểm cần được bảo dưỡng, kiểm tra. Đồng thời, giảm thiểu việc dùng chúng nếu không thỏa mãn một số điều kiện cụ thể.
  • Hỗ trợ kiểm soát toàn bộ quy trình sản xuất, tối ưu hiệu quả và tiết kiệm chi phí.
  • Đảm bảo tất cả hàng hóa đã hoàn thiện mọi quy trình. Từ đó, giúp nâng cao chất lượng và tránh tình trạng hàng bị hoàn lại.
  • RFID giúp quản lý hàng tồn tốt hơn, góp phần tạo ra vị thế cạnh tranh cho doanh nghiệp, thúc đẩy doanh số và lợi nhuận lâu dài.
  • RFID có thể được kết hợp đồng thời với những công nghệ sản xuất khác như công nghệ lấy hàng tự động, công nghệ xử lý pallet… giúp tiết kiệm thời gian từ khâu đặt hàng cho đến đóng gói, vận chuyển.
  • Thời gian hoàn vốn nhanh bởi đây là một công nghệ cực kỳ hiệu quả.

Ưu & nhược điểm của RFID trong nhà kho và hậu cần

Nhược điểm

  • Chi phí đầu tư cao hơn nhiều so với mã vạch thông thường.
  • Quy trình và nguyên lý vận hành phức tạp hơn mã vạch.
  • Cần quản lý thông tin kỹ càng, vì dễ gặp phải vấn đề thừa thông tin không hữu ích.

Ứng dụng công nghệ RFID trong hệ thống quản lý kho hàng

Xây dựng kế hoạch và quản lý kho hàng không hề đơn giản. Việc này gắn liền với nhiều hoạt động như lưu trữ, phân loại, sắp xếp, bốc dỡ, xuất nhập…

Việc sử dụng diện tích nhà kho kém hiệu quả hoặc xác định không đúng hàng hóa trong khâu nhận và gửi… sẽ gây nên những tổn thất to lớn về doanh thu, năng suất cũng như giá trị mà doanh nghiệp đang hướng đến.

Công nghệ RFID ứng dụng trong hệ thống quản lý kho hàng cụ thể là dùng để phân loại sản phẩm, vật tư được lưu trữ trong kho thông qua việc sử dụng hệ thống tag RFID được gắn cụ thể ở từng mặt hàng và thiết bị đọc thẻ.

Những thông tin của kho thực tế như vị trí, số lượng, chủng loại mặt hàng sẽ được nhận bằng hệ thống RFID. Đồng thời, lưu trữ và cho phép quan sát rõ ràng ở máy chủ của kho. Nhờ vào đó mà những hoạt động như xuất nhập kho cũng được theo sát hiệu quả và nhanh chóng hơn.

Có thể thấy, công nghệ RFID đã mang đến nhiều lợi ích thiết thực cho doanh nghiệp trong sản xuất và quản lý kho hàng. Hy vọng những thông tin mà Kệ Sắt Hòa Mỹ mang đến trong bài viết này sẽ hữu ích đối với bạn!

Xem tiếp: TOP 10 phần mềm quản lý kho phổ biến nhất năm 2022

Ban biên tập: Kệ Sắt Hòa Mỹ

5/5 - (1 bình chọn)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0848.611.612