Khái niệm chuỗi cung ứng? Lợi ích và vai trò

Khái niệm chuỗi cung ứng là thuật ngữ chỉ chung cho những hoạt động phối hợp từ công đoạn hình thành nên sản phẩm cho đến lúc sản phẩm đến tay khách hàng. Vậy chuỗi cung ứng là gì? Tại sao nó lại quan trọng? Tất cả sẽ được giải đáp qua bài viết của Kệ Sắt Hòa Mỹ!

Khái Niệm chuỗi cung ứng là gì? Tại sao quản lý chuỗi cung ứng lại quan trọng?

Chuỗi cung ứng là một hệ thống hội tụ toàn bộ những nhân sự, tổ chức, hoạt động, nguồn lực phục vụ cho quá trình chuyển một sản phẩm, dịch vụ từ đơn vị sản xuất và phân phối đến tay khách hàng.

Khái niệm chuỗi cung ứng là gì?
Khái niệm chuỗi cung ứng là gì?

Chuỗi cung ứng hoàn chỉnh sẽ bao gồm các khâu từ nhập nguyên liệu thô, mang cho phía nhà sản xuất, sản xuất hàng hóa, cung ứng đến các hệ thống bán lẻ và cuối cùng và đến tay khách hàng.

Xem thêm: Trung tâm phân phối là gì? Khác gì so với nhà kho

Khái niệm quản trị chuỗi cung ứng

Quản lý chuỗi cung ứng được hiểu là một hoạt động kết hợp quản lý giữa cầu và cung. Phạm vi quản lý của nó không chỉ gói gọn trong tổ chức mà còn mở rộng ở mọi thành viên, những kênh trong chuỗi nhằm tối ưu sự tương tác và làm việc giữa chúng.

Vai trò của chuỗi cung ứng

  • Chuỗi cung ứng có tầm ảnh hưởng rất lớn vào mọi hoạt động giao dịch hàng ngày trên khắp thế giới. Với các công ty, chuỗi cung ứng quyết định lợi nhuận, doanh thu, vấn đề sản xuất và định hướng phát triển trong tương lai.
  • Doanh nghiệp xây dựng được quy trình chuỗi cung ứng chất lượng sẽ có cơ hội giảm thiểu rủi ro về dịch vụ/sản phẩm. Đồng thời, giúp tiết kiệm chi phí từ công đoạn nhập nguyên liệu cho đến chi về đầu ra của sản phẩm.
  • Chuỗi cung ứng cũng có vai trò trong việc duy trì một cách liên tục nguồn cung ứng và giá thành có tính cạnh tranh. Khi một chuỗi cung ứng hoạt động trơn tru thì công ty có thể mở rộng lên nhiều sản phẩm/dịch vụ hoặc thậm chí là ngành hàng khác mà không ảnh hưởng đến sự phát triển của hệ thống.

Lợi ích của chuỗi cung ứng đối với doanh nghiệp

Khi đã vận hành một chuỗi cung ứng hoàn chỉnh, doanh nghiệp sẽ hưởng lợi từ hoạt động này, có thể kể đến như:

  • Thúc đẩy hiệu quả trong kinh doanh, bán hàng.
  • Tiết kiệm chi phí.
  • Hỗ trợ phân tích và quyết định chiến lược kinh doanh, bán hàng.
  • Phát triển tầm nhìn, thuận tiện trong việc quản lý.

Các thành phần của chuỗi cung ứng

Những thành phần nào hình thành nên một chuỗi cung ứng hoàn chỉnh? Chuỗi cung ứng được hình thành bởi những thành phần chủ chốt sau đây:

Nhà cung cấp nguyên liệu thô

Nhà cung cấp nguyên liệu thô là thành phần thiết yếu và cũng có chức năng quan trọng nhất trong một chuỗi cung ứng. Bởi trên thực tế, quá trình sản xuất không thể thiếu đi nguyên liệu. Đây cũng là nhân tố không thể thiếu trong một chuỗi cung ứng.

Nhà cung cấp nguyên liệu thô

Nhà sản xuất

Thành phần tiếp theo trong chuỗi cung ứng là nhà sản xuất. Chức năng của nhà sản xuất là triển khai các nhiệm vụ nhằm chuyển nguyên liệu thô thành thành phẩm hoàn chỉnh để thỏa mãn mong muốn của khách hàng.

Mối quan hệ giữa nhà sản xuất và nhà cung ứng nguyên liệu thô rất chặt chẽ. Chuỗi cung ứng sẽ bị ảnh hưởng nếu một trong hai thành phần này gặp sự cố.

Nhà phân phối

Nhà phân phối đảm nhận vai trò đưa sản phẩm đến với người dùng. Mặc dù vậy, thành phần này thường chuyển hàng với khối lượng lớn, hiếm khi bán lẻ. Do vậy, nó cần được kết nối với một bên trung gian khác để tiếp cận với người dùng nhanh hơn.

Đại lý bán lẻ

Đại lý bán lẻ giữ chức năng phân phối lẻ những sản phẩm cho khách hàng. Đại lý bán lẻ thường nhập hàng với lượng lớn. Sau đó, sẽ bán hàng lẻ cho từng người dùng. Đại lý bán lẻ thường là cửa hàng, tạp hóa, siêu thị…

Đại lý bán lẻ

Xu hướng kinh doanh: Hướng dẫn mở cửa hàng tạp hóa vốn ít lời nhiều

Khách hàng

Khách hàng hay người dùng chính là người tiêu thụ sản phẩm cuối cùng. Họ có thể chọn mua sản phẩm tại nhà phân phối với số lượng lớn hoặc mua với số lượng nhỏ ở các đại lý bán lẻ.

Phân loại chuỗi cung ứng

Dưới đây là 3 mô hình chuỗi cung ứng phổ biến hiện nay:

Mô hình dòng chảy liên tục

Mô hình dòng chảy liên tục là mô hình truyền thống. Nó phù hợp với những doanh nghiệp sản xuất đồng thời một mặt hàng với ít sự thay đổi. Các mặt hàng cần có nhu cầu sử dụng cao và không cần yêu cầu thiết kế mới lại.

Việc ít biến động này nghĩa là những cá nhân quản lý có thể hợp lý hóa việc kiểm soát hàng tồn và thời gian sản xuất. Với mô hình này, những cá nhân quản lý sẽ phải thường xuyên thêm nguyên liệu thô để tránh tình trạng ngưng đọng sản xuất.

Mô hình chuỗi cung ứng nhanh

Mô hình khái niệm chuỗi cung ứng nhanh phù hợp với các doanh nghiệp bán các hàng hóa dựa trên xu hướng và có thể hạn chế về mặt thời gian. Các công ty ứng dụng mô hình này cần đưa mặt hàng của mình nhanh chóng ra thị trường.

Mô hình chuỗi cung ứng nhanh

Doanh nghiệp cũng cần chuyển đổi ý tưởng sang thành phẩm nhanh chóng để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

Mô hình chuỗi cung ứng linh hoạt

Các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm theo lễ, sự kiện hoặc mùa thường ứng dụng mô hình chuỗi cung ứng này. Những doanh nghiệp này cần trải qua sự gia tăng nguồn cầu với các mặt hàng của họ.

Mô hình này đảm bảo doanh nghiệp có thể chuẩn bị nhanh mọi công tác để tiến hành sản xuất. Và khi nhu cầu giảm thì dừng hoạt động ngay. Để tối ưu lãi, doanh nghiệp cần chú trọng việc dự báo nguồn nguyên liệu, hàng tồn, ngân sách lao động chính xác.

Sự khác nhau giữa chuỗi cung ứng và logistics

Hai khái niệm chuỗi cung ứng và logistics luôn được nhắc đến cùng nhau. Vậy đâu là điểm khác biệt giữa chúng? Cùng quan sát bảng so sánh sau đây:

Chuỗi cung ứngLogistics
Thời điểm xuất hiệnMới ra đời vào những năm 1980Rất sớm
Phạm viBên trong lẫn bên ngoài doanh nghiệpBên trong doanh nghiệp
Số doanh nghiệp liên quanNhiều doanh nghiệp1 doanh nghiệp
Mục tiêu– Tiết kiệm ngân sách tổng thể trên cơ sở cộng tác và phối hợp.

– Gia tăng tính cạnh tranh

– Tiết kiệm chi phí

– Cải thiện chất lượng dịch vụ

– Tối ưu trải nghiệm khách hàng

Tầm ảnh hưởngDài hạnNgắn hoặc trung hạn
Nhiệm vụBao gồm mọi nhiệm vụ của Logistic: Quản trị nguồn cung, liên kết với đối tác, sản xuất…Bao gồm các nhiệm vụ: Kho bãi, vận tải, giao nhận, dự báo và theo dõi đơn hàng…

Như vậy, bài viết của Kệ Sắt Hòa Mỹ trên đây phần nào đã cung cấp thêm các thông tin hữu ích giúp bạn hiểu rõ về khái niệm chuỗi cung ứng và quản lý chuỗi cung ứng. Hãy tiếp tục theo dõi kesathoamy.vn để cập nhật thêm nhiều chủ đề liên quan nhé!

Mời xem tiếp: Quy trình quản lý kho theo ISO đối với doanh nghiệp

Top 10 mẫu kệ kho công nghiệp mới nhất 2023

Ban biên tập: Kệ Sắt Hòa Mỹ

5/5 - (1 bình chọn)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0848.611.612