Chia sẻ quy cách đóng gói hàng hóa từng sản phẩm

Đóng gói hàng hóa đúng cách không chỉ giúp giữ nguyên vẹn tình trạng khi đến tay khách hàng mà còn rất quan trọng trong khâu bảo quản. Với mỗi mặt hàng sẽ có phương thức gói khác nhau. Để quản lý kho bãi hiệu quả, bạn cần biết được phương pháp đóng gói sao cho thật khoa học. Hãy cùng Kệ Sắt Hòa Mỹ tham khảo quy cách đóng gói hàng hóa và những thông tin liên quan dưới đây nhé.

Tìm hiểu quy cách đóng gói hàng hóa A – Z

Để hiểu rõ hơn về quá trình này chúng ta sẽ tìm hiểu từng khía cạnh liên quan của nó.

Packaging là gì?

Packaging hay đóng gói hàng hóa là công việc đảm bảo an toàn của hàng hóa trong quá trình vận chuyển hoặc lưu trữ. Thông thường người ta sẽ dùng bao bì để chứa đựng sản phẩm bên trong. Chúng ta sẽ có nhiều phương pháp đóng gói khác nhau phụ thuộc vào từng loại sản phẩm.

Packaging là gì?

Phân loại cách đóng gói

Tùy thuộc vào từng loại hàng hóa mà sẽ có quy cách đóng gói khác nhau. Dưới đây là một số cách phổ biến nhất:

  • Đóng gói theo công dụng: dùng hai dạng bao bì là bao bì ngoài và trong.
  • Đóng gói theo khả năng chịu nén: doanh nghiệp có thể lựa chọn bao bì mềm, bao bì nửa cứng hoặc bao bì cứng.
  • Đóng gói theo số lần sử dụng: bao bì dùng một lần và bao bì tái sử dụng.
  • Cuối cùng là theo vật liệu: một số vật liệu làm bao bì phổ biến như carton, giấy, kim loại, gỗ, nhựa, vật liệu tổng hợp, …

Lợi ích của việc đóng gói hàng hóa trong kho

Bảo vệ, giảm thiểu thiệt hại: Đóng gói hàng hóa lưu trong kho bãi tương tự như khi vận chuyển chủ yếu nhằm bảo vệ và giảm thiểu thiệt hại hư hỏng. Các tác nhân bên ngoài ví như: khí hậu thời tiết và một số sinh vật có thể làm cho sản phẩm bị hư hỏng biến mùi hoặc ẩm mốc. Nó còn hạn chế va chạm vật lý khi xếp hàng, vận chuyển trong kho

Giúp quản lý không gian trong kho: Đối với các quản lý nhà kho yêu cầu về không gian bắt buộc phải được đáp ứng. Hàng hóa không được sắp xếp khoa học vừa khó khăn khi cần kiểm kê lại ảnh hưởng rất lớn đến không gian. Điều này còn gây khó khăn khi xếp hàng, vận chuyển ra vào kho. Do vậy học quy cách đóng gói hàng hóa theo từng loại với kích thước phù hợp là vô cùng cần thiết.

Lợi ích của việc đóng gói hàng hóa trong kho

Vận chuyển hiệu quả: Hoạt động thường thấy trong kho bãi là vận chuyển hàng hóa. Nhờ sắp xếp và đóng gói hàng hóa trong kho khoa học mà quá trình vận chuyển diễn ra dễ dàng hơn. Cụ thể nếu được đóng gói và ghi chú rõ ràng, nhân viên kho chỉ việc xác nhận và tiến hành di chuyển chúng mà không cần lo lắng các trường hợp sai lầm hay hay vỡ hư hỏng.

Giảm rủi ro đối phó với lao động: Đa phần thành phẩm thường được sắp xếp vào các hộp vuông hoặc chữ nhật. Nguyên nhân bởi diện tích tiếp xúc của chúng lớn hơn so với các hình khối khác. Cũng vì thế mà giảm thiểu tình trạng rơi rớt, ảnh hưởng đến hàng hoá và nhất là đảm bảo an toàn cho người lao động.

Nên xem: Bật mí ý nghĩa của bảo quản hàng hóa trong kho

Yêu cầu đối với bao bì khi đóng gói hàng hóa

Đóng gói hàng hóa quan trọng như vậy nên lựa chọn bao bì cũng phải đáp ứng được các yêu cầu dưới đây:

  • Phục vụ được nhu cầu vận chuyển bằng những phương tiện khác nhau nhưng máy bay, xe tải, tàu biển.
  • Đảm bảo kết cấu và kích thước phù hợp để lưu trữ trong kho hoặc các phương tiện truân chuyển.
  • Điều kiện hàng đầu của bao bì đóng gói hàng hóa là độ dẻo dai, chịu lực để không xảy ra tình trạng rách, vỡ trong khi lưu trữ, bốc xếp, vận chuyển.
  • Thiết kế phù hợp với nhiều điều kiện khí hậu, thời tiết tại mỗi khu vực khác nhau.
  • Bảo vệ tốt sản phẩm bên trong, tuyệt đối không làm xuất hiện tình trạng ẩm mốc, hư hỏng, biến mùi biến màu.
  • Một số lưu ý trong quá trình vận chuyển sắp xếp phải được thể hiện trên bao bì.
  • Trường hợp sử dụng thùng cát tông phải niêm phong hoặc dán băng keo kín.
  • Với hàng hóa có thời gian lưu kho dài bao bì bên ngoài phải có tuổi thọ cao. Đặc biệt không bị biến chất theo thời gian.

Quy cách đóng gói hàng hóa theo từng loại mặt hàng mà bạn nên biết

Như đã đề cập ở trên quy cách đóng gói hàng hóa thường sẽ khác nhau. Dưới đây là một số phương pháp phù hợp với từng dạng sản phẩm mà bạn nên biết.

Mỹ phẩm

Mỹ phẩm rất nhạy cảm với nhiệt độ và các va đập nên phải đóng gói rất kỹ lưỡng. Thông thường là quấn bằng xốp nổ và chèn thêm những vật liệu chống va đập chống, thấm nước khác. Với một số mỹ phẩm dạng lỏng có thể sử dụng băng keo hoặc các vật cố định nhằm tránh tình trạng dốc ngược gây rò rỉ.

Mỹ phẩm

Thực phẩm khô

Thực phẩm khô không yêu cầu khắt khe về quá trình đóng gói. Người ta thường sử dụng màng PE để cố định, sau đó cho thêm gói hút ẩm hoặc hút chân không có tác dụng giữ nguyên chất lượng. Đối với các thực phẩm có mùi, cần đóng gói kỹ lưỡng nhằm tránh thu hút côn trùng và dễ dàng lưu trữ trong kho.

Đồ điện tử, công nghệ

Hàng hóa điện tử công nghệ dễ bị tác động đến chất lượng nếu quá trình đóng gói không được đảm bảo. Trước tiên hãy dùng các loại xốp nổ hoặc những tấm lót bảo vệ phủ xung quanh. Tiếp đến cố định các vật liệu này bằng băng keo. Cuối cùng là cho chúng vào hộp dày dặn, vừa với kích thước sản phẩm, có thể chèn thêm mút xốp ở 4 góc để cố định.

Hàng thủy tinh, dễ vỡ

Đối với hàng dễ vỡ khuyến cáo nên chọn hộp vừa để không cần phải chèn thêm quá nhiều vật liệu khác. Cần sử dụng giấy đóng gói, giấy báo phủ kín phần đáy hộp nhằm hạn chế vỡ do va đập. Tất nhiên tiếp đến sẽ sử dụng giấy hoặc khăn mềm quấn xung quanh sản phẩm thủy tinh. Sau khi đã cho hàng hóa ở trong hộp thì tiếp tục sử dụng giấy báo để phủ lên mặt trên. Hãy chắc chắn rằng hàng hóa bên trong không bị dịch chuyển nhiều sau khi hoàn tất.

Hàng thủy tinh, dễ vỡ

Sách vở & văn phòng phẩm

Sách báo có khối lượng khá nặng, trường hợp cần đóng gói số lượng lớn nên chia chúng và nhiều thùng. Có thể sử dụng xốp nổ hoặc màng PE để cố định sau đó chèn mút xốp vào bốn góc hộp để tránh cong vênh.

Quần áo, giày dép, phụ kiện

Quần áo và giày dép là một trong những sản phẩm dễ đóng gói bởi chúng không bị hư hỏng nhiều. Thông thường trong kho bãi người ta sẽ cho quần áo vào thùng carton đã được lót vật liệu chống thấm. Ngược lại các phụ kiện đặc biệt lại dễ bị hư hỏng hơn. Chúng sẽ được cho vào sleeves để không thất lạc rồi mới cho vào thùng các tông lớn lưu trữ hoặc vận chuyển.

Đồ gia dụng (Tủ lạnh, máy giặt,…)

Những đồ gia dụng kích thước lớn được đóng gói bằng bọc bong bóng, báo hoặc bìa cứng, màng co và xốp. Đây đều là quy cách đóng gói hàng hoá gia dụng khá quen thuộc chủ yếu để hạn chế trầy xước, va đập xung quanh.

Đồ gia dụng

Chất lỏng (dầu ăn, nước giặt/xả, dầu gội…)

Để chất lỏng bên trong không bị chảy ra ngoài, trước tiên hãy dán băng keo cố định phần miệng chai hoặc vòi pump. Tiếp đến dùng xốp nổ quấn quanh. Sau đó cho vào thùng cát tông, chèn thêm những vật liệu có độ đàn hồi tại các khoảng trống bên trong thùng. Cuối cùng lại dán thêm thông báo hàng dễ vỡ, cần chú ý.

Một số quy định về đóng gói hàng hóa mà bạn nên biết

Phần kết của bài viết chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về một số quy định trong quá trình đóng gói hàng hóa.

  • Chất liệu bao bì phải phù hợp với loại mặt hàng, thời gian sử dụng và an toàn khi di chuyển.
  • Bao bì đóng gói hàng hóa trong kho phải thể hiện thông tin sản phẩm để tiện quản lý.
  • Những bao bì tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm phải tuân thủ quy định về an toàn nhất là ngành thực phẩm.
  • Những hàng hóa có hình dạng đặc biệt cần được bọc chống sốc hoặc dán bảo vệ tại các vị trí sắt nhọn lồi ra để không bị gãy hoặc gây nguy hiểm.
  • Những hàng hoá dễ bị ướt nên được đặt vào túi ni lông và dán kín trước khi đóng gói.
  • Dán kín thùng hàng bằng băng keo sẽ chắc chắn hơn so với dây thừng hoặc dây vải.

Để bảo quản hàng hóa trong kho không hề đơn giản. Ngoài quản lý xuất nhập hay sắp xếp thì những kiến thức về quy cách đóng gói hàng hóa cũng rất quan trọng. Mong rằng các chia sẻ trên có thể giúp bạn trong quá trình quản lý hàng tồn kho trên doanh nghiệp.

Bài viết liên quan: Quản lý hàng tồn kho với 4 mô hình chuyên nghiệp

Ban biên tập: Kệ Sắt Hòa Mỹ

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0848.611.612