Có thể nói cửa hàng tạp hóa chính là nơi lưu giữ một phần ký ức, gắn liền với tuổi thơ của biết bao thế hệ người Việt Nam. Ngày nay, các chuỗi cửa hàng tiện lợi mọc lên khắp nơi len lỏi vào từng con phố, ngõ nhỏ.
Bạn đang có ý định mở cửa hàng tạp hóa nhưng không có nhiều kinh nghiệm? Tham khao ngay quy trình mở cửa hàng tạp hóa thành công và đúng chuẩn từ Kệ sắt Hòa Mỹ ngay dưới đây.
“Ăn chắc mặc bền” với nghề bán tạp hóa
Không phải tự nhiên mà ông bà ta lại dùng câu “ăn chắc mặc bền” để nói về nghề này. Bởi vì, kinh doanh tạp hóa tại nhà không cần quá nhiều vốn, khả năng thu lợi nhuận ổn định, dễ thu hồi vốn và rủi ro thấp.
Cửa hàng tạp hóa là gì?
Cửa hàng tạp hóa hay còn gọi là tiệm tạp hóa, tại đây nhiều loại hàng hóa được bày bán để phục vụ cho nhu cầu cuộc sống hằng ngày. Chủ các tiệm tạp hóa thường là phụ nữ hoặc hộ gia đình mở bán tại nhà, đối tượng khách hàng nhắm đến xung quanh khu vực cửa hàng và khách vãng lai.
Ưu & nhược điểm của cửa hàng tạp hóa
Để trả lời cho câu hỏi có nên mở cửa hàng tạp hóa không? Hãy cùng Hòa Mỹ phân tích về các ưu điểm, nhược điểm của mô hình kinh doanh tạp hóa tại nhà.
Ưu điểm:
- Không cần nhiều vốn, ít rủi ro về mặt tài chính
- Có thể tận dụng mặt bằng kinh doanh tạp hóa ngay tại nhà
- Phù hợp với nhiều đối tượng, dễ bán
Nhược điểm:
- Nhiều mặt hàng, khó kiểm soát về số lượng chính xác
- Thanh toán chậm, mất thời gian khi khách đông
- Quản lý công nợ với các nhà cung cấp, đại lý phân phối
Các mô hình kinh doanh tạp hóa hot nhất
Điểm danh 3 mô hình bán hàng tạp hóa được đánh giá tiềm năng cho người muốn khởi nghiệp. Đó là mở cửa hàng tạp hóa tự chọn, tạp hóa online và đại lý bán hàng tạp hóa.
Tạp hóa tự chọn
Tạp hóa tự chọn về cơ bản cũng giống một cửa hàng tạp hóa truyền thống. Tuy nhiên, điểm khác biệt ở đây là cửa hàng tự chọn có nhiều mặt hàng hơn, và có một vài mặt hàng tươi sống như thịt, rau, cá hoặc đồ ăn sẵn.
Khách hàng ưa thích của mô hình này hướng tới là những người bận rộn, nhân viên văn phòng, học sinh – sinh viên, giới trẻ. Để có thể hiểu hơn về mô hình này thì bạn đến ngay các cửa hàng tự chọn như Circle K+, FamilyMart, Eleven, GS25, Ministop, AEON Citimart, Cheers,… để hiểu rõ hơn.
Tạp hóa online
Kinh doanh tạp hóa online những năm gần đây được dịp nở rộ, lên ngôi đặc biệt trong thời gian đại dịch COVID-19 vừa diễn ra cách đây không lâu. Bán tạp hóa online có nhiều ưu điểm bởi không giới hạn phạm vi kinh doanh, không tốn chi phí thuê cửa hàng, linh hoạt về thời gian, xử lý đơn hàng một cách nhanh chóng.
Tuy có nhiều ưu điểm nhưng song song cũng tồn tại một số nhược điểm, chẳng hạn như thời gian giao hàng lâu, dễ bị boom hàng, hư hỏng hàng hóa trong quá trình vận chuyển,…
Đại lý phân phối hàng tạp hóa
Nói một cách dễ hiểu thì Đại lý phân phối hàng tạp hóa chính là trung gian giữa nhà sản xuất và các tiệm tạp hóa nhỏ. Nếu bạn đang có một số vốn lớn thì ý tưởng mở đại lý phân phối rất thích hợp với bạn.
Để trở thành đại lý phân phối hàng tạp hóa bạn phải mua hàng một lượng lớn hàng của nhà sản xuất, sau đó trữ trong kho của mình để bán lại cho các tiệm tạp hóa vừa & nhỏ. Chính vì nhập lượng lớn hàng hóa nên sẽ có mức chiết khấu cao, nhiều ưu đãi từ nhà sản xuất.
Hướng dẫn các bước mở tiệm tạp hóa nhỏ ở nhà từ A-Z
Đừng quá áp lực khi nghĩ đến việc lập kế hoạch kinh doanh cho cửa hàng mới của mình, và bỏ đi suy nghĩ cứ làm “tới đâu hay tới đó”. Việc xây dựng một bản kế hoạch kinh doanh thật sự cần thiết, nó góp phần mang đến sự thành công cho cửa hàng từ những ngày đầu và về sau.
Nghiên cứu thị trường
Bao gồm các hoạt động khảo sát, phân tích những thông tin liên quan đến khách hàng, đối thủ, thị trường. Mục đích của việc làm này giúp bạn quyết định có nên tiếp tục ý tưởng kinh doanh của mình hay không hoặc dự đoán lời lỗ trong tương lai.
Nghiên cứu khách hàng mục tiêu: bất kỳ ai cũng có thể khách hàng của bạn, chỉ cần quan tâm đến hai tiêu chí thu nhập, nhu cầu sử dụng hàng hóa.
Nghiên cứu đối thủ: có bao nhiêu tiệm tạp hóa cùng khu vực, điểm mạnh của từng cửa hàng.
Nghiên cứu sản phẩm: nhập các mặt hàng đang bán chạy, tiềm năng, ra hàng đều và mặt hàng nào bán chậm không nên nhập về.
Chuẩn bị vốn
Dưới đây là ước tính các loại chi phí cho một tiệm tạp hóa với diện tích khoảng 50m2. Từ các thông tin này, bạn có thể dựa vào diện tích cửa hàng để tính được số vốn cần để mở cửa hàng tạp hóa.
- Chi phí thuê mặt bằng: mặt bằng ở nông thôn dao động từ 3 – 7 triệu/tháng, còn tại các thành phố lớn giao động 15 – 25 triệu/tháng.
- Chi phí trang bị nội thất: kệ trưng bày, kệ kho, biển hiệu quảng cáo, bàn thu ngân, đèn và camera giám sát,… chi phí đầu tư dao động từ 30 – 50 triệu.
- Chi phí nhập hàng: rơi vào khoảng 300 – 400 triệu, với số lượng tiền hàng lớn hiện nay nhiều đại lý cho phép trả trước một số và trả dần theo từng đợt khác nhau.
Tổng kết lại, số vốn để bạn bắt đầu mở tiệm tạp hóa dao động từ 350 – 500 triệu tại nông thôn và 500 – 700 triệu đối với vùng thành thị.
Chọn mặt bằng
Mặt bằng đóng vai trò rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh, nó cũng là một phần quyết định dẫn đến thành công hay thất bại của cửa hàng.
Vị trí: bán tạp hóa không giới hạn khách hàng mục tiêu, vì vậy tìm mặt bằng tại các khu vực càng đông dân cư càng tốt. Hãy thử tìm xung quanh nhà máy xí nghiệp, đường lớn, trường học, công viên và khu có nhiều hoạt động diễn ra.
Diện tích: vì số lượng hàng hóa lớn đòi hỏi diện tích mặt bằng tối thiểu 50m2 để đảm bảo đủ không gian trưng bày, lưu trữ hàng hóa.
Giá thuê: khảo sát khu vực xung quanh để xác định giá chính xác của mặt bằng, thuê trong khoảng số tiền đã được dự toán trước đó.
Tính thuận tiện: chỗ đậu xe, mật độ giao thông, vật cản tầm nhìn cửa hàng,… là những yếu tố quyết định khách hàng có nên ghé vào cửa hàng của bạn hay không.
Các tiêu chí khác: an ninh khu vực, tính pháp lý của mặt bằng, thời hạn hợp đồng thuê,…
Tìm nguồn hàng
Nguồn hàng trực tiếp từ nhà sản phẩm: công ty Suntory PepsiCo Vietnam (Pepsi, Cola, 7up, Revive, Mirinda, Tropicana, Sting, Aquafina, Lipton,…), công ty Coca-Cola (Coca-Cola, Sprite, Fanta, Nutriboost, Teppy, Dasani, Aquarius…), công ty Unilever (Kem đánh răng P/S; Closeup, dầu gội Clear; Sunsilk; Dove, hạt nêm Knorr, trà Lipton, kem WALL’S, nước rửa chén Sunlight, bột giặt Omo,…) chỉ cần nhập hàng từ 3 công ty này là quá đủ cho bạn mở một cửa hàng theo ý bạn muốn.
Nguồn hàng từ các chợ buôn: có một số mặt hàng bắt buộc bạn phải đến chợ và tìm kiếm nó như đồ ăn vặt, hoa quả sấy khô, đồ đóng hộp.
- Khu vực miền Nam: chợ An Đông, chợ lớn (Bình Tây), chợ Kim Biên, chợ Bình Điền, chợ Miên.
- Khu vực miền Bắc: chợ Đồng Xuân, chợ Thổ Tạng, Chợ Hà Đông, chợ đầu mối Minh Khai.
Nguồn hàng từ các đại lý: nếu số lượng hàng bạn muốn lấy không đủ đáp ứng nhà sản xuất thì lấy hàng tại đại lý cũng là một sự lựa chọn tốt cho bạn. Các đại lý cung cấp hàng với giá tốt, hỗ trợ vận chuyển, ưu đãi khác.
Nhập hàng từ nước ngoài: thông qua các website Alibaba, Taobao, Ebay, Tradekey, Ttnet, EC21. Sau đó, nhờ một bên đơn vị vận chuyển nhận hàng hộ rồi gửi hàng về Việt Nam hoặc order trực tiếp tại website.
Các loại giấy tờ cần có
Theo quy định của pháp luật Việt Nam, để đăng ký mở cửa hàng tạp hóa theo hình thức hộ kinh doanh sẽ bao gồm 3 loại giấy tờ:
- Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh;
- Giấy chứng nhận đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm;
- Giấy chứng nhận phòng cháy chữa cháy.
Đề đăng ký các loại giấy phép này bạn đến Phòng Tài chính – Kế hoạch thuộc Uỷ ban nhân dân cấp quận/huyện tại nơi đặt địa điểm kinh doanh để được tư vấn thêm.
Mua sắm các thiết bị cần thiết
Bạn cần lên danh sách cho một số vật dụng không thể thiếu trong cửa hàng như: kệ trưng bày hàng hóa, kệ kho hàng, kệ đa năng V lỗ, tủ mát đựng nước ngọt, camera giám sát, bàn thu ngân, quạt, móc treo, đèn chiếu sáng,… chỉ mua những thứ cần thiết tránh lãng phí không dùng đến.

Xem bài viết: Các Mẫu Kệ Trưng Bày Tạp Hóa Mới Nhất 2023
Nhập hàng và trưng bày hàng hoá
Các mặt hàng tạp hóa bán chạy nhất: nước giải khát, bim bim, sữa, bánh, kẹo, mì tôm, đường, dầu ăn, bàn chải, kem đánh răng, thuốc lá, nước rửa bát, giấy vệ sinh,… nhập số lượng vừa đủ, không phải lúc nào nhiều cũng tốt.
Sắp xếp hàng hóa không những tăng tính thẩm mỹ cho cửa hàng, mà nó còn thu hút người khách hàng, gia tăng hiệu quả kinh doanh. Áp dụng 3 nguyên tắc này để áp dụng ngay cho cửa hàng của mình nào!
- Nguyên tắc 1: Đặt các mặt hàng có nhu cầu cao để ở vị trí dễ nhìn thấy nhất.
- Nguyên tắc 2: Đặt những sản phẩm liên quan gần nhau, dễ thấy trong tầm mắt khách hàng.
- Nguyên tắc 3: Trưng bày hàng hóa trong tầm với dễ lấy nhằm tăng tính ham muốn cho khách hàng.
Chọn ngày khai trương cửa hàng
Theo quan niệm, nếu chọn được ngày, giờ đẹp thì công việc kinh doanh buôn bán sẽ gặp nhiều điều thuận lợi, may mắn. Bạn có thể tham khảo ông bà, thầy cúng để chọn ngày sao cho phù hợp với tuổi, bản mệnh.
Trước ngày khai trương 1 tuần triển khai một số hoạt động marketing chương trình khuyến mãi, bốc thăm trúng thưởng, băng rôn, phát tờ rơi, đăng tải bài viết lên mạng xã hội,… để thu hút khách hàng.
Kinh nghiệm mở cửa hàng tạp hóa cho người mới bắt đầu
Với hơn 5+ năm tư vấn thiết kế cho hàng trăm cửa hàng tạp hóa mỗi năm, Kệ sắt Hòa Mỹ muốn chia sẻ kinh nghiệm để giúp bạn vận hành cửa hàng tốt hơn.
Quản lý cửa hàng
Ngày nay, việc quản lý cửa hàng không còn quá khó khăn khi mà đã phần mềm quản lý cửa hàng giúp bạn giải quyết đề kiểm soát số lượng hàng hóa, hàng tồn kho, giá bán, lời lỗ,… một nhanh chóng và hoàn toàn chính xác.
Top các phần mềm quản lý bán hàng tạp hóa được đánh giá cao như GoSELL, Suno, Nhanh, Sapo, KiotViet.. Tuy nhiên, bạn cần phải tốn chi phí hàng tháng cho các phần mềm này.
Xây dựng chiến lược marketing thu hút
Đặt tên cửa hàng: theo địa chỉ, địa danh, chủ cửa hàng, biệt danh,… nhưng tất cả phải đảm bảo được các yếu tố dễ nhớ, dễ đọc, độc – lạ thì càng tốt.
Các chương trình khuyến mãi: khách hàng thân thiết, tặng kèm sản phẩm, mua 1 tặng 1, dùng thử sản phẩm, thẻ cào trúng thưởng, giảm giá khi mua nhiều sản phẩm, tặng phiếu mua hàng, phiếu giảm giá.
Kết hợp bán online: tạo trang fanpage cho cửa hàng, thường xuyên cập nhật các mặt hàng lên đó để khách hàng có thể mua online thúc đẩy doanh.
Dịch vụ giao hàng miễn phí: với các đơn hàng trên 300.000 VNĐ trong vòng bán kính 5km sẽ giúp doanh số bán hàng của cửa hàng bạn tăng lên một cách đáng kể.
Dự tính các rủi ro
Rủi ro trong kinh doanh là điều bất khả kháng, nó có thể xảy ra hoặc không. Điểm qua một số rủi ro thường gặp: hàng hóa bị mất mát, cháy nổ, đối thủ cạnh tranh bán bản rẻ hơn hoặc sản phẩm tốt hơn, thương hiệu đang bán dính phốt, khách nợ tiền hàng không có khả năng trả nợ, chất lượng sản phẩm đi xuống.
Ngoài những rủi ro kể trên, còn rất nhiều rủi ro nữa mà bạn cần biết và có biện pháp ngăn chặn rủi ro hoặc xử lý hậu quả khi xảy ra.
Bài viết liên quan: Tổng hợp mẫu kệ bán hàng tạp hóa đẹp, giá rẻ
Ban biên tập: Kệ Sắt Hòa Mỹ
Bảng giá tủ locker
Tóm tắt nội dung“Ăn chắc mặc bền” với nghề bán tạp hóaCửa hàng tạp hóa [...]
Dự án lắp đặt kệ Drive in tại Bàu Bàng Bình Dương
Kệ Sắt Hòa Mỹ vừa hoàn thiện lắp đặt dự án kệ kho công nghiệp [...]
Dự Án Kệ Để Vải Cuộn Tại Tây Ninh
Với kinh nghiệm hơn 10 năm trong ngành sản xuất giá kệ kho công nghiệp, [...]
Báo Giá Tủ Locker Tủ Sắt Tại Tây Ninh
Kệ Sắt Hòa Mỹ chuyên thi công lắp đặt các dự án tủ locker tủ [...]
Bàn Giao Tủ Locker Tại Tây Ninh
Bàn Giao Tủ Locker Tại Tây Ninh cho CÔNG TY TNHH QUỐC TẾ MAY MẶC [...]
Báo giá kệ sắt v lỗ 3 tầng rẻ nhất tại tphcm
Kệ sắt v lỗ 3 tầng là một trong những mẫu kệ kho đa năng [...]